Sign In

Cách tổ chức buổi phỏng vấn hoàn hảo có thể thúc đẩy chiến lược tuyển dụng của bạn

1 Tháng 11, 2020

Cuộc chạy đua tìm kiếm nhân tài đang ngày càng nóng dần lên, và cách bố trí một buổi phỏng vấn hoàn hảo chính là công cụ hữu ích giúp công ty bạn dẫn đầu cuộc chơi đấy!

Chúng ta đang ở trong tình thế thiếu thốn nhân tài nghiêm trọng nhất trong lịch sử từ trước tới giờ. Theo khảo sát Talent Shortage lần thứ 10 hàng năm từ Manpower, hơn 1/3 chủ doanh nghiệp trên toàn thế giới đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự – từ các nhân viên thương mại có tay nghề, chuyên viên sale, kế toán, nhân viên IT cho đến nhân viên văn phòng. Và gần ¾ các CEO được khảo sát gần gây bởi PwC cho rằng, họ đang vô cùng lo lắng về những vị trí công việc then chốt sẽ không có ai có thể đảm nhiệm được.

Sự cân bằng quyền lực trong mỗi lĩnh vực khác nhau ở trị trường nghề nghiệp đang dần dần khan hiếm – khiến cho cuộc cạnh chiến tranh giành nhân tài càng trở nên gay cấn hơn bao giờ hết. Điều này buộc các công ty phải ngẫm nghĩ lại cách mà họ đang thu hút và tuyển dụng nhân sự của mình, bắt đầu với việc cải tiến những buổi phỏng vấn lỗi thời, mặt đối mặt và tổ chức ngay tại văn phòng công ty.

 

Tại sao phỏng vấn ngay tại công ty lại quan trọng?

Phỏng vấn qua điện thoại, Skype hay qua video là những phương thức đang dần trở nên rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không vì thế mà việc tổ chức phỏng vấn ngay tại văn phòng công ty mất đi phần quan trọng.

Tại sao lại như vậy? Đầu tiên, buổi phỏng vấn tại công ty chính là khâu tuyển dụng chiếm đại đa số thời gian và mang tầm ý nghĩa quan trọng nhất, và đây cũng là bước cuối cùng trước khi cả hai phía đưa ra quyết định. Thứ hai, theo một kết quả gần đây từ The Talent Board, gần một nửa ứng viên chưa có bất kỳ mối quan hệ nào trước với công ty mà họ đang cân nhắc lựa chọn để làm việc.

Điều này khiến cho buổi phỏng vấn trở thành một cơ hội tuyệt vời để chủ doanh nghiệp có thể “mời gọi” những ứng viên tiềm năng biết đến nhãn hàng của mình, đồng thời cho họ thấy điều “độc nhất vô nhị” mà công ty đang sở hữu là gì. Thậm chí đối với những ứng viên không nhận được lời mời làm việc, thì một buổi phỏng vấn tuyệt vời cũng có thể khiến cho họ có ấn tượng với nhãn hàng của doanh nghiệp, và giúp công ty vượt trội hơn một bước so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Việc nâng cấp một buổi phỏng vấn không hề tốn kém nhiều; tuy nhiên, đây không chỉ là nhiệm vụ của mỗi bộ phận Nhân sự mà thôi. Trên thực tế, một cuộc khảo sát gần đây cũng chỉ ra rằng, nhiều công ty đang đưa đội ngũ CEO và Marketing của mình vào cuộc trong việc định hình thương hiệu doanh nghiệp. Hãy cân nhắc việc thành lập một đội tuyển dụng với sự hỗ trợ từ bộ phận marketing và nhân sự, những vị lãnh đạo cấp cao, và thậm chí những nhân viên mới được tuyển dụng gần đây – những nhân tố giúp cập nhật thông tin mới nhất về tiến trình làm sao mà họ có thể thành công gia nhập vào tổ chức công ty chẳng hạn

Trước buổi phỏng vấn

Nó bắt đầu trước cả khi ứng viên bước chân qua cổng chính. Ứng viên sẽ thành thật hơn nếu họ cảm thấy thoải mái và tự tin. Vì thế, hãy giúp họ chuẩn bị thật chu đáo trước buổi phỏng vấn. Hãy nói cho ứng viên biết những gì được mong đợi sẽ được diễn ra tại công ty, họ sẽ được gặp ai, theo thứ tự như thế nào, và trong bao lâu.

Một vài công ty đang cố gắng để minh bạch hơn về các quy trình phỏng vấn của họ. Ví dụ, website của Google chứa rất nhiều thông tin chi tiết về quy trình một buổi phỏng vấn sẽ diễn ra như thế nào, họ đang tìm kiếm những gì, và bao gồm rất nhiều mẹo để có thể thành công “hạ gục” người phỏng vấn nữa.

Tương tự như vậy, Stripe cũng chia sẻ một bảng hướng dẫn dễ hiểu cho ứng viên, bao gồm tổng quan, các đường link tới một vài bài đọc được đề xuất, và một bài blog từ nhân viên của Stripe về những câu hỏi được đề ra tại buổi phỏng vấn. Netflix sử dụng giai đoạn này để quảng bá cho văn hóa doanh nghiệp, và giúp những ứng viên tiềm năng hiểu hơn về Văn hóa Netflix “Netflix Culture Deck” cũng như lời xác nhận của những nhân viên hiện tại.

Trong suốt quá trình

Buổi sáng diễn ra cuộc phỏng vấn chính là thời điểm với nhiều áp lực nhất – thậm chí là đối với những ứng viên kỳ cựu. Và để có thể thành công “đốn tim” các ứng viên tiềm năng, công ty cần phải nhìn xa trông rộng hơn rất nhiều. Một mối bận tâm phổ biến của các ứng viên, chính là đến buổi phỏng vấn đúng giờ và không bị đi lạc. Hãy hướng dẫn các ứng viên đường đi đến văn phòng một cách rõ ràng, bãi đậu xe ở đâu, hay bất kì thông tin nào ứng viên cần để tới được nơi cần đến.

Khi ứng viên đặt những bước chân đầu tiên đến văn phòng, cũng chính là lúc bạn nhanh chóng gây những ấn tượng đẹp đẽ ban đầu rồi đấy. Tại Hired, họ có một tấm bảng trắng khổng lồ ngay trước thang máy để chào mừng các ứng viên đến với buổi phỏng vấn. Các ứng viên được chào đón nồng hậu bởi một điều phối viên, được mời uống nước, và được dẫn dắt đến phòng phỏng vấn đầu tiên. Những điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt, nhưng đó chính là cách tốt nhất để giúp mọi người giảm bớt căng thẳng, đồng thời cho thấy rằng bạn rất hào hứng và chào mừng ứng viên đến với công ty. Việc để ứng viên loay hoay không biết phải làm gì trước bàn tiếp tân là một khởi đầu chẳng mấy suôn sẻ gì cả!


Nếu bạn có một ứng viên đến phỏng vấn suốt cả một ngày dài hay mất cả một nửa ngày, hãy lên kế hoạch từ trước và dự đoán những nhu cầu mà họ mong muốn. Một vài công ty không cung cấp thức ăn hay chỉ cho ứng viên biết họ nên ăn trưa ở đâu gần công ty – hay thậm chí là không hề mời họ ăn gì cả. Nếu ứng viên dự định phỏng vấn trong vòng 4 tiếng hoặc hơn, hãy mời họ ăn bánh nhẹ và tối thiểu là cho họ không gian để hít thở. Hay tốt hơn là, hãy mời họ dùng cơm trưa chung với nhân viên công ty để mọi người có thể chia sẻ cho ứng viên biết làm việc ở đây là như thế nào theo một hướng tích cực.

Có nhiều công ty chờ đến khi nhân viên mới đến làm việc ngày đầu tiên mới dẫn họ đi tham quan xung quanh. Vì thế, việc cho nhân viên mới cảm nhận được tinh thần nơi không gian làm việc cũng sẽ giúp nhân viên hiểu hơn về công việc của họ. Cuối cùng, hãy tôn trọng thời gian của ứng viên khi họ đến nơi phỏng vấn. Đừng tạo ra thêm nhiều buổi phỏng vấn nữa, cũng đừng vượt quá thời gian quy định.

Sau buổi phỏng vấn

Thậm chí khi ứng viên không trúng tuyển, thì cũng nên nhớ rằng họ đã phải chuẩn bị hàng giờ đồng giờ để sẵn sàng cho buổi phỏng vấn – vì thế, hãy biết ơn vì điều đó. Hãy lên kế hoạch cho những bước tiếp theo tại cuối buổi phỏng vấn, dù qua bằng lời nói hay qua email trong vòng 24 tiếng kể từ lúc gặp gỡ ứng viên. Cần lưu ý rằng, toàn bộ những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra để tổ chức một buổi phỏng vấn hoàn hảo, sẽ trở về con số 0 nếu bạn không nhanh chóng “bắt lấy” ứng viên mà bạn mong muốn.

Nếu bạn quyết định từ chối ai, hãy thật sự thấu đáo trong lời hồi đáp của mình. Theo The Talent Board, có ít hơn 1 trên 5 ứng viên nhận được lời phản hồi có ý nghĩa sau buổi phỏng vấn – mà cách mà bạn hồi đáp ra sao sẽ để lại một ấn tượng lâu dài trong lòng các ứng viên đấy. Có thể sau này họ sẽ phù hợp với một vị trí vai trò khác trong công ty, hoặc họ cũng có thể chia sẻ về trải nghiệm của mình cho bạn bè hay các mối quan hệ nghề nghiệp khác. Những điều này chắc chắn góp phần vô cùng quan trọng nơi thị trường tìm kiếm nhân tài đầy tính cạnh tranh như hiện nay.

Mọi người đều cho rằng, cách mà họ được đối xử khi là một ứng viên sẽ phản ánh cách mà họ được đối xử khi đã là một nhân viên chính thức. Hãy chứng minh cho họ thấy điều đó là hoàn toàn chính xác. Nếu bạn thực sự cho ràng buổi phỏng vấn chính là một hình thức marketing và truyền bá thương hiệu, bạn sẽ bắt đầu đối xử với ứng viên ngay từ khi họ mới bước chân vào cửa – giống như cách mà bạn trân trọng khách hàng và các đối tác của mình vậy. Còn nếu không, sẽ có một đối thủ cạnh tranh khác thay bạn làm điều đó đấy!

—  TNTalent - Giải pháp nhân sự

Theo HR Insider