Sign In

Sau "Quiet Quitting" là "Quiet Firing": Bỏ bê, không giao việc, từ chối tăng lương nhằm "ép" nhân sự nghỉ việc một cách gián tiếp

6 Tháng 9, 2022

Trong thời gian qua cụm từ “Quiet Quitting” đã trở thành một từ khóa hot trong các cuộc trò chuyện của những người đi làm. Đây là cụm từ chỉ hình thức “nghỉ việc” trong tâm trí người lao động: chỉ thực hiện đúng nhiệm vụ đã đề ra trong bảng mô tả công việc, đi làm đúng giờ và không giao lưu với đồng nghiệp ngoài giờ làm.

Sau sự xuất hiện của cụm từ “Quiet Quitting”, mới đây trên mạng lại rộ lên một từ mới cùng xu hướng: “Quiet Firing”. Cụm từ này tạm dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Đuổi việc trong thầm lặng”, được dùng để mô tả những hành động từ phía công ty khiến công việc của nhân sự trở nên khó khăn hơn, qua đó “ép” họ phải nghỉ việc hoặc từ chức, ví dụ quản lý bỏ bê nhân sự, không giao công việc/dự án mới, bắt nhân sự phải làm những công việc nhỏ nhặt, từ chối tăng lương/thăng chức,...

 


Ella Washington, nhà tâm lý học, cho rằng hiện nay có rất nhiều trường hợp “Quiet Firing” đang vô tình xảy ra trên toàn thế giới, lý do cô đưa ra là vì các nhà quản lý không biết cách đưa ra phản hồi mang tính xây dựng về công việc cho các thành viên trong nhóm. Do đó, nhiều nhà lãnh đạo chỉ coi việc hướng dẫn và đưa ra ý kiến đóng góp cho nhân sự của họ là một công việc phụ, chứ không phải một phần cốt lõi trong công việc của họ. Bà nói: “Một quản lý có đạo đức là người đưa ra các feedback mang tính xây dựng và cho nhân sự cơ hội để sửa sai. Phụ nữ và cộng đồng người da màu thường có xu hướng dễ bị ‘Quiet Firing’ hơn, vì họ thường ít được đánh giá cao trong các vai trò lãnh đạo, đồng thời ít nhận được sự hỗ trợ từ bậc quản lý”.

Tin tức.png


Tất nhiên sẽ có những người vẫn thực hiện tốt công việc của họ mà không cần sự giám sát chặt chẽ từ cấp trên, nhưng vẫn có rất nhiều người cần sự chỉ dẫn từ cấp bậc quản lý để hoàn thành công việc và hoàn thiện kỹ năng của bản thân. Nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn McKinsey & Co. cho thấy lý do thứ hai khiến mọi người bỏ việc là những nhà lãnh đạo thiếu quan tâm và thiếu nhiệt huyết, lý do đứng đầu là thiếu cơ hội phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Đại diện của McKinsey & Co. cho rằng trước đại dịch nhân sự sẽ thường bỏ qua vấn đề có một người sếp không tốt khi họ được nhận mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên sau đại dịch điều đó đã không còn đúng khi nhiều người đã quan tâm đến sức khỏe tinh thần khi làm việc hơn trước.

Nguồn Bloomberg