Sign In

Thế hệ Z ở Việt Nam và cách họ làm việc

30 Tháng 10, 2020

Trong loạt bài viết này, chúng tôi sẽ đào sâu vào kết quả họ tìm được, tập trung vào các mục Công việc, Cách làm việc, Môi trường công sở, và nhu cầu đề cao Tín

Tính đến năm 2025, Thế hệ Z (chỉ những người được sinh ra trong giai đoạn 1997 - 2012) dự kiến sẽ chiếm tới 25% tổng lực lượng lao động tại Việt Nam. Vì thế, để thành công hơn trong việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực trẻ, đầy sáng tạo và tài ba này, các công ty cần tìm hiểu về họ và thiết kế một môi trường làm việc khơi gợi cho họ nhiều cảm hứng.
Vậy thế hệ Z muốn gì? Động lực của họ là gì? Họ khác biệt ra sao so với thế hệ Millennials (hay thế hệ Y, được sinh ra từ 1981 - 1996)?
Decision Lab, công ty nghiên cứu thị trường Decision Lab đã cùng Dreamplex - không gian làm việc chung (coworking space), nơi tạo dựng môi trường công sở ưu tiên trải nghiệm của nhân viên, thực hiện một nghiên cứu mở rộng để tìm kiếm câu trả lời.
Trong loạt bài viết này, chúng tôi sẽ đào sâu vào kết quả họ tìm được, tập trung vào các mục Công việc, Cách làm việc, Môi trường công sở, và nhu cầu đề cao Tính Cá nhân hoá và Quyền lựa chọn.

Hiện đại hoá cách thức làm việc với Thế hệ Z

Khi đã nắm được công việc mơ ước của Thế hệ Z ở Việt Nam là gì, các nhà tuyển dụng có thể tạo ấn tượng với lứa ứng viên trẻ bằng cách nghiên cứu đặc điểm, thói quen làm việc của họ và thêm vào những thay đổi cần thiết trong phong cách quản lý cũng như giao tiếp.

Họ không chỉ sinh ra trong thời đại kết nối, mà còn là kỷ nguyên của các thiết bị di động và mạng xã hội (Google ra đời trước cả Thế hệ Z cơ mà!). Vì thế, những gì làm họ hứng thú có thể khác với cái bạn và đồng nghiệp của bạn quan tâm.


Tương tác: Gặp mặt nói chuyện là gì cơ?

Số liệu cho thấy, chỉ 8% người tham gia khảo sát thuộc Thế hệ Z chọn cách gặp mặt nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp.

Trong khi đó, nhắn tin nhanh (chat) hiện nay vẫn là cách người trẻ dùng để giao tiếp và trao đổi ở nơi làm việc, với 63% tổng số những người được hỏi trong nghiên cứu này cho hay họ thích nói chuyện với đồng nghiệp qua tin nhắn hơn.

Tỉ lệ người chọn cách nhắn tin nhanh vẫn cao hơn gọi video (10%) và gửi email (9%) cũng như gặp mặt trực tiếp và gọi điện thoại (8%). Với chỉ 2%, tin nhắn SMS không được ưa chuộng trong cộng đồng Thế hệ Z tại Việt Nam.

graph-4.jpeg.pagespeed.ce.QwDVDAD9pd.jpeg 

Nếu bạn là người thích gọi video thì có thể bạn sẽ làm việc hơn tốt với các nhân viên thuộc hệ Millennials, trong đó: 10% số người trong nhóm tuổi này chọn cách gọi video, trong khi với Thế hệ Z là 6,9%. Thế hệ Y cũng thường sử dụng email hơn Thế hệ Z (với tỉ lệ 9% và 7,5%) cũng như các cuộc gặp gỡ trao đổi trực tiếp (11,3% và 8%).

Khi được hỏi vì sao Thế hệ Z lại chọn nhắn tin nhanh nhiều hơn hẳn các cách thức giao tiếp khác, Chiến (sinh năm 1999), thuộc nhóm khảo sát có kiểm soát, cho rằng những người thuộc nhóm tuổi này thích trao đổi qua tin nhắn hơn, vì họ không quen với việc trò chuyện mà phải mất thời gian suy nghĩ phải nói gì hay không nên nói gì.

Web_72DPI-20190830 WeWork Suzhou Center Tower B 14.jpg 

Lan (sinh năm 1997), một đại diện Thế hệ Z khác, chia sẻ: “Khi làm việc trong cùng một văn phòng, mình thường chọn cách chụp màn hình và gửi qua lại với cấp tên. Mình thường chọn cách này hơn là gặp họ nói chuyện trực tiếp.”

Hơn nữa, phương thức nhắn tin nhanh còn cho phép các bạn trẻ của Thế hệ Z làm việc độc lập hơn về cả thời gian và lẫn không gian. Điều này cũng tạo ra những hành vi sử dụng thiết bị di động và mạng xã hội đã gắn liền và định hình thế hệ này.

Thói quen liên lạc trong và ngoài văn phòng cũng cho thấy sự tương đồng, và nhắn tin nhanh vẫn là cách thức phổ biến nhất. Tuy nhiên có sự khác biệt với lựa chọn gọi điện thoại. Đây là cách liên lạc phổ biến thứ hai khi trò chuyện với gia đình và bạn bè (15%) nhưng chỉ chiếm tỉ lệ 8% trong môi trường làm việc. Vì thế, nếu bạn cần một cách liên lạc với nhóm nhân viên này mà không phải qua tin nhắn, hãy nghĩ đến việc gọi video hay gửi email.


—  TNTalent - Giải pháp nhân sự

Theo Dreamplex