Dù là tập thể công ty hay cá nhân, có chiến lược, đường đi mới dài. Nếu không có chiến lược, giống như một người đi vào rừng sâu nhưng lại không có bản đồ, la bàn, sẽ rất dễ lạc đường trong đó.
1. Suy nghĩ “bỏ đồng xu” ăn “trứng ngỗng vàng”
Những công ty “nhát gan”, chỉ dám đầu tư nhỏ nhưng luôn mơ ước thu được lợi nhuận lớn sẽ chẳng bao giờ “phất” lên được.
Tháng 2 năm 1999, Niu Gensheng nói với Sun Xianhong: “Tôi đưa anh 100 vạn tiền phí tuyên truyền, anh không được nói với bất cứ ai.” Xianhong thắc mắc: “Tại sao lại không được nói?” Gensheng
đáp: “Bây giờ có 300 vạn thôi, tôi lại dùng 100 vạn làm quảng cáo, sợ
rằng mọi người không tiếp thu nổi. Nhưng tôi chỉ cần một kết quả: Trong
một đêm khiến người trong toàn thành phố đều biết đến.” Thế
nên chỉ sau một đêm, đến sáng ngày 1 tháng 4 năm 1999, mọi người đều
thấy hai bên đường xuất hiện những biển quảng cáo màu đỏ, trên đó nổi
bật dòng chữ vàng: “Mengniu Dairy, thương hiệu thứ hai của Nội Mông
Dairy!” |
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc quảng cáo và
marketing hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế, nhiều ông chủ luôn mang trong lòng một bàn tính nhỏ, họ sẵn sàng gây ra chút scandal nhỏ để thu hút, không muốn bỏ ra khoản lớn tuyên truyền, mà lại hy vọng thu được lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư nhỏ như thế.
Họ chưa từng nghĩ đến việc đầu tư lớn để nhận được những thứ lớn hơn. Đây đúng là kiểu tư duy tự khép mình vào khuôn mẫu. Bản thân muốn ăn “trứng ngỗng vàng”, nhất định phải trả giá tương xứng. Những ông chủ không muốn bỏ vốn, chỉ muốn lấy lời, sẽ chỉ khiến công ty đi vào khoảng không của sự mơ mộng mà thôi!
2. Không có chiến lược, thực hiện kiểu “sống tạm bợ”- Tục ngữ có câu: “Người giỏi cờ mưu tìm quyền lực, người không giỏi cờ đi tìm mưu sĩ.”
Lý do khiến nhiều công ty không thể mở rộng phát đạt là vì họ chỉ lo tìm người giỏi, mà quên đi việc vạch ra chiến lược cụ thể.
Dù là tập thể hay cá nhân, có chiến lược, đường đi mới dài. Nếu không có chiến lược, giống như một người đi vào rừng sâu nhưng lại không có bản đồ, la bàn, sẽ rất dễ lạc đường trong đó.
Những công ty nào chỉ quan tâm cái lợi trước mắt mà không đặt ra đường lối lâu dài chỉ có thể “sống được 3 năm”. Bởi vì họ không chuẩn bị sẵn “dù”, nên khi trời mưa nhất định sẽ bị ướt và cảm lạnh. Không có chiến lược, đồng nghĩa với việc đưa nhược điểm vào tay công ty đối thủ, để họ mặc sức tung hoành tác chiến.
3. Tầm nhìn thiển cận- Có nhiều người sống theo nguyên tắc: “Quăng cần câu phải thấy cá, đao thái xuống phải thấy đồ ăn.”
Cách nghĩ này không sai, nhưng nếu lúc nào cũng chỉ quan tâm đến vấn đề sống hiện tại, thì tương lai bạn nhất định sẽ phải xử lí một đống rắc rối.
Tồn tại giống như một bài toán chiến thuật, còn phát triển là một bài toán về chiến lược. Muốn giải bài toán tồn tại, cần hiểu được bản thân nên làm gì. Nhưng muốn giải bài toán phát triển, cần phải quyết tâm đi một chặng đường rất dài.
Trên thực tế, nhiều người làm chủ lại ôm tâm lý ham “cái lợi trước mắt”, họ nghĩ rằng chỉ cần bắt đầu liền có thể đổi lấy lợi nhuận khổng lồ ngay lập tức. Chính vì vậy khi quay quảng cáo, tổ chức sự kiện mà không thấy hiệu quả, họ liền sợ hãi dừng lại ngay lập tức.
Nhưng thực tế, xây dựng thương hiệu luôn là dự án dài hạn, có hệ thống, và đòi hỏi cá tính độc đáo, sự sàng lọc cải tiến không ngừng nghỉ. Đối với khách hàng, thương hiệu còn là sự thừa nhận về mặt nhận thức và trải nghiệm. Họ cần bạn phóng xa tầm nhìn và căn cứ theo quan điểm của họ mà không ngừng cải thiện.
4. Doanh nghiệp thiếu “khối óc”- Có người từng nói: “Nguồn lực là thứ nhất, cơ hội là thứ hai, năng lực là thứ ba, học lực là thứ tư…”
Và do vậy, họ cho rằng nhiều người kinh doanh thành công là nhờ nguồn lực xã hội giúp đỡ. Nhắc đến “nguồn lực xã hội”, nhiều người sẽ nghĩ đến sự hỗ trợ từ lãnh đạo, cụm từ “con ông cháu cha”, hay “nhà có điều kiện”, thực ra suy nghĩ này không toàn diện.
Có thể khi kinh doanh, bạn cần nhờ vả rất nhiều sự trợ giúp của bạn bè, người thân, đồng nghiệp… Nhưng nếu bạn muốn khởi nghiệp, sự kiên trì và sáng tạo của bản thân mới là thứ hàng đầu giúp bạn vượt qua nghịch cảnh.
Có những doanh nhân không được ai giúp đỡ, “nguồn lực” của họ chỉ có bản thân. Thế nên, hãy tin tưởng rằng bản thân bạn sẽ là người đem đến tài nguyên cho công ty, dùng trí tuệ của mình, đừng nghĩ quá nhiều đến việc nhờ vả người khác.
5. Doanh nghiệp thiếu đoàn kết- “Một cây làm chẳng nên non”, nếu một công ty không có sự giúp đỡ của nhân viên, việc gì cũng đùn đẩy cho ông chủ, vậy dù bạn có quyền lực đến đâu, cũng sẽ phải đương đầu với khó khăn.
Nhiều công ty thường phải đối diện với vấn đề: Không tuyển được người xuất sắc, người tài thì không giữ được, người còn ở lại thì không vừa mắt… Chỉ vì ghen ghét nhau vấn đề lương, thưởng, lợi ích… mà bầu không khí làm việc nhóm lúc nào cũng căng thẳng. Nếu người làm sếp không mau chóng giải quyết vấn đề này, kỹ năng của nhân viên không chỉ khó cải thiện, còn khiến doanh nghiệp đi thụt lùi.
Lãnh đạo mệt mỏi, nhân viên chán nản và muốn rời đi. Thế nên, sự đoàn kết trong một tập thể thật sự rất quan trọng. Là một nhà quản lý thông minh, bạn nên biết cách hướng dẫn, cải thiện mối quan hệ nhân viên, và đưa ra mức lương, phúc lợi hợp lý nhất có thể…
6. Doanh nghiệp dùng “đòn gánh vàng nhặt phân”- Ngày xưa, có một chàng trai, tổ tiên anh ta đều là những nông dân trồng rau. Hằng ngày, chàng thanh niên đều gánh đòn đi nhặt phân, sau đó đổ chúng lên ruộng rau. Từ nhỏ, anh ta đã quen với việc này. Có một ngày nọ, trên đường ra ruộng rau, anh ta nghỉ chân dưới gốc cây to, ngồi trên cái gánh, nhìn ra tòa nhà sang trọng của phú ông trong làng, trong lòng anh ta chợt hiện lên một giấc mơ: Nếu một ngày nào đó anh ta cũng giàu có như vậy, anh ta nhất định sẽ làm một cái gánh bằng vàng để đi nhặt phân. Mặc dù anh ta có của cải, vàng bạc dư dả, nhưng tư duy “nhặt phân” vẫn không vì thế mà thay đổi, bởi vì anh ta đã quen với việc này.
Nhiều công ty thất bại cũng vì lý do tương tự, thấy người khác có nhãn hiệu nổi tiếng liền lập tức chạy theo, thấy người ta kinh doanh lẩu tự phục vụ thành công cũng vội mở… Nhưng sau tất cả, họ chỉ chạy theo người khác để đi theo lối mòn của phiên bản tư duy cũ!
7. Doanh nghiệp “tự kiêu”- Người kinh doanh dù nhỏ hay lớn vẫn đáng trân trọng, vì họ đóng góp cho xã hội nhiều thuế hơn, phát triển công nghệ hơn.
Hầu hết, họ đều là người tài, có năng lực. Lòng dũng cảm của họ cũng rất đáng khâm phục. Nhiều người thậm chí còn về bám rễ trên mảnh đất quê hương cằn cỗi, nghèo nàn rồi tự sáng tạo, khai phá công nghệ trong môi trường chính sách không thuận lợi đó để đưa thương hiệu ra nước ngoài. Nhưng trái ngược với họ, có nhiều ông chủ nhỏ sự nghiệp không lớn nhưng lại mắc bệnh cố chấp, tự cao, đầy kiêu ngạo. Vì thế kết quả là tự làm mất cơ hội của chính mình.
Một lãnh đạo tốt cần khả năng tư duy tổng thể, không chỉ phải học cách kiếm tiền, còn cần học cách kiểm soát và phân chia chúng cho hợp lý. Quan trọng hơn là, không vì một lần thắng lợi mà tự kiêu. Bởi vì trên thị trường còn rất nhiều đối thủ tài năng đang chực chờ “cắn xé” công ty bạn. Tự kiêu chính là tự giết mình. Muốn giữ vững chỗ đứng, tốt nhất đừng bao giờ ngừng học hỏi, dù bạn có là ai hay đang ở vị trí nào đi nữa.
Góc chia sẻ:
| Đi làm, chuyện may mắn nhất có lẽ là gặp được sếp tâm lý, công ty phù hợp. Có lẽ vì lý do này mà rất nhiều bạn, dù đang ở vị trí rất cao, mức lương hấp dẫn vẫn sẵn sàng đầu quân về các công ty nhỏ, startup để được đồng hành cùng phát triển. Còn với những công ty, bạn cảm thấy chưa phù hợp thì có thể suy nghĩ và định hướng lại và tìm cách đi khác trong tương lai. Vì công ty cũng giống như con người, sẽ có tính cách và hoàn cảnh khác nhau. Ở góc độ nào đó, bạn có thể thấy nó không thích hợp nhưng đừng quá khắt khe trong nhận định của mình nhé, vì chuyện phù hợp hay không phù hợp nó còn phụ thuộc vào cảm nhận cá nhân và định hướng tương lai của mỗi người nữa.
|
— TNTalent - Giải pháp nhân sự —
Nguồn: HR Insider