Họ có thể cảm thấy không thể phát triển trong lĩnh vực hiện tại hoặc nghề nghiệp đó không mang lại những điều họ hy vọng.
Trong cả hai trường hợp, việc chuyển sang lĩnh vực mới có thể là một nhiệm vụ khó khăn nhưng là điều cần thiết nếu bạn muốn có được sự hài lòng trong công việc. Nhưng trước khi thay đổi, hãy cân nhắc 6 điều sau đây.
Bạn có thực sự muốn đổi nghề?
Trước khi bắt đầu tìm kiếm một nghề mới, bạn nên tự hỏi bản thân rằng bạn không thích công việc hay là người sếp hiện tại. Nếu bạn thực sự thích những gì đang làm thì đó có thể chỉ là môi trường làm việc hay chính sách của doanh nghiệp khiến bạn không hài lòng. Đối với trường hợp này bạn có thể cần phải thay đổi công ty. Trái lại, nếu đó là nghề nghiệp bạn không thích thì nên bắt đầu xem xét các hướng đi mới cho tương lai của mình.
>> Xem thêm: Nhảy việc thường xuyên không gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp như bạn tưởng
Mong muốn của bạn là gì?
Xác định mong muốn có thể giúp chỉ ra cho bạn một hướng đi mới và sự thỏa mãn trong sự nghiệp. Trên thực tế, việc không đạt các mong muốn có thể khiến bạn không hài lòng trong công việc hiện tại. Do đó, hãy xem xét những gì bạn muốn từ nghề nghiệp mới, đó có thể là giúp đỡ người khác hay cơ hội được công nhận và rộng đường thăng tiến...
Các kỹ năng hiện tại của bạn có thể được áp dụng ở nghề nghiệp mới?
Đối với một số người, bước vào một nghề nghiệp mới có thể hơi đáng sợ - đặc biệt là nếu chọn một nghề nghiệp đòi hỏi các kỹ năng mà họ không có. Hãy cố gắng tập trung vào các kỹ năng mà bạn có thể sử dụng ở bất kỳ nghề nghiệp nào. Chẳng hạn, nếu bạn có kinh nghiệm quản lý, điều này có thể hữu ích trong bất kỳ ngành nào bạn chọn. Nếu bạn có kỹ năng kỹ thuật hoặc kinh nghiệm bán hàng thì cũng sẽ có ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bằng cách xác định các kỹ năng có thể chuyển đổi, bạn có thể thấy việc chuyển sang một nghề nghiệp mới dễ dàng hơn và tìm được một nhà tuyển dụng sẵn sàng chọn bạn.
Bạn có chấp nhận đi lên “từ con số 0”?
Tự vấn điều này giúp bạn xác định rõ bản thân có thực sự muốn “buông” những thành quả, kinh nghiệm… mà bao năm đi làm đã tích lũy được để trở thành người học việc trong nghề nghiệp mới hay không. Dù công việc mới là gì, bạn cũng sẽ cần phải chứng minh năng lực của mình trước khi có thể tiến lên trong công ty. Bạn có sẵn sàng để mất chức vụ hiện tại? Và quan trọng hơn, bạn có sẵn sàng để nhận một mức lương thấp hơn?
Bạn muốn làm việc cho những công ty nào?
Hãy dành thời gian để nghiên cứu các công ty trong lĩnh vực mà bạn muốn hướng đến. Tìm hiểu tầm nhìn, mục tiêu của công ty ra sao và những thách thức lớn nhất của họ là gì. Bạn có bất kỳ kỹ năng hoặc kiến thức nào có thể giúp họ giải quyết những vấn đề này không? Các công ty này có cung cấp một môi trường mà bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc không? Nếu có thể trả lời rành mạch các câu hỏi này thì quá trình thay đổi nghề nghiệp của bạn sẽ phần nào trở nên thuận lợi hơn.
>> Xem thêm: 7 loại công ty không bao giờ khá lên nổi, ai muốn làm chủ nên rút kinh nghiệm
Những ai có thể hỗ trợ bạn?
Bắt đầu nghề nghiệp mới là chuyện quan trọng và những trải nghiệm thực tế của những người đi trước sẽ giúp bạn tốt hơn nhiều so với việc chỉ nghiên cứu lý thuyết. Vậy nên, hãy thử tiếp cận với những người đang làm việc trong lĩnh vực mà bạn quan tâm và đặt câu hỏi về công việc của họ. Điều này sẽ cho bạn một ý tưởng về việc liệu nghề nghiệp này có phù hợp với bạn và mong muốn của bạn hay không. Đồng thời, dành thời gian để tìm các tài liệu liên quan để tìm hiểu càng nhiều càng tốt về lĩnh vực này trước khi bạn quyết định thực hiện chuyển đổi. Ngoài ra, tham khảo các cơ hội việc làm trực tuyến cũng có thể hữu ích và sẽ cho bạn ý tưởng về những trách nhiệm bạn sẽ đảm nhận trong sự nghiệp mới. Bằng cách học càng nhiều càng tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội để đạt được công việc mơ ước của mình.
Nếu bạn nghiêm túc xem xét thay đổi nghề nghiệp, hãy suy nghĩ về những gì thúc đẩy bạn mỗi ngày, những gì bạn đam mê và những gì bạn muốn đạt được trong tương lai. Bạn nên có một “bức tranh” rõ ràng hơn về loại vai trò nào để theo đuổi và khi nào có thể là thời điểm tốt nhất để làm điều đó. Mặc dù thay đổi nghề nghiệp nghe có vẻ như là một trải nghiệm khó khăn, nhưng với kế hoạch cụ thể và suy nghĩ đúng đắn, bạn sẽ thực hiện việc chuyển đổi với ít trở ngại nhất có thể.
>> Xem thêm: Chán việc – Biểu hiện dễ gây “ngộ nhận” nhất
— TNTalent - Giải pháp nhân sự —